Tiêu chuẩn thiết kế và bố trí thiết bị bếp 1 chiều mầm non

Tiêu chuẩn thiết kế và bố trí thiết bị bếp 1 chiều mầm non

Trẻ em đặc biệt dễ mắc bệnh do còn nhỏ, sức đề kháng kém, khả năng miễn dịch kém. Vì vậy, các trường mầm non nên quan tâm nhiều hơn đến chế độ ăn uống và đảm bảo chế độ ăn uống, dinh dưỡng hợp lý. Vậy tiêu chuẩn thiết kế và bố trí thiết bị bếp 1 chiều trường mầm non là gì?

Sau đây Inducook sẽ giới thiệu cho bạn: Sơ đồ bếp 1 chiều trường mầm non. Các quy định bếp ăn trường mầm non như thế nào? Danh mục thiết bị bếp trường mầm non cần phải có?

Sơ đồ mặt bằng bếp 1 chiều trường mầm non

Bước đầu tiên để xây dựng 1 nhà bếp mầm non an toàn và hiệu quả thì Sơ đồ bếp 1 chiều mầm non là điều mà cần được quan tâm đầu tiên. Tùy vào kích thước không gian bếp và số lượng thiết bị mà bản thiết kế bếp 1 chiều trường mầm non sẽ khác nhau. Tuy nhiên sơ đồ vận hành bếp 1 chiều mầm non vẫn tượng tự là giống nhau.

Dưới đây là hình ảnh một số sơ đồ bếp 1 chiều mầm non cho bạn tham khảo. Sơ đồ xắp đặt thiết bị bếp và đường di chuyển trong thiết kế bếp 1 chiều trường mầm non

Sơ đồ xắp xếp thiết bị và đường di chuyển bếp 1 chiều hình chữ I
Sơ đồ xắp xếp thiết bị và đường di chuyển bếp 1 chiều hình chữ II
Sơ đồ xắp xếp thiết bị và đường di chuyển bếp 1 chiều hình chữ L
Sơ đồ xắp xếp thiết bị và đường di chuyển bếp 1 chiều hình chữ U

Các yêu cầu đối với thiết kế bếp ăn trường mầm non do Bộ Giáo Dục quy định là gì?

Thiết kế nhà bếp trường mầm non cần tuân thủ các thông số kỹ thuật và tiêu chuẩn chung của nhà bếp công nghiệp, cũng như các yêu cầu về vệ sinh, phòng chống dịch bệnh và phòng cháy chữa cháy của quốc gia và địa phương.

Mô hình nhà bếp mở trường mầm non

Các yêu cầu thiết kế và quy định của bếp ăn mầm non như sau:

1. Quy định về phòng chống cháy nổ: Không để xảy ra tình trạng cháy nổ, hỏa hoạn gây mất an toàn. Báo ngay cho Ban giám hiệu khi các trang thiết bị nấu ăn có dấu hiệu hư hỏng. Kiểm tra và ngắt hoạt động của các thiết bị bằng điện, gas, vòi nước trước khi ra về. Kiểm tra và bảo trì thường xuyên các thiết bị trong quá trình hoạt động.

2. Quy định về tuân thủ nguyên tắc bếp ăn 1 chiều: Thực hiện nghiêm túc quy trình hoạt động của bếp 1 chiều.

3. Quy định về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Thực hiện đúng – đủ các công đoạn như tiếp nhận thực phẩm, làm sạch, rửa, cắt, xắt, nấu, chia, lưu nghiệm và vận chuyển thức ăn đến các nhóm lớp. Không được tự ý đơn giản hóa các quy định về an toàn thực phẩm.

4. Quy định về trang phục của nhân viên nhà bếp: Bảo hộ đầy đủ mũ, khẩu trang, gang tay, ủng chân,…Ăn mặc phải gọn gàng, sạch sẽ. Phải sử dụng trang phục bảo hộ lao động đúng mục đích.

5. Quy định về định lượng suất ăn cho các bé: Không xâm phạm tiêu chuẩn lượng ăn của các bé dưới mọi hình thức.

6. Quy định vệ đảm bảo vệ sinh môi trường: Phải có ý thức bảo vệ môi trường. Phát hiện và xử lý kịp thời các nguồn vi khuẩn gây bệnh để tránh các mầm mống dịch bệnh.

Một số bản thiết kế 3D bếp ăn 1 chiều mầm non

1. Bản thiết kế 3D bếp ăn trường mầm non nhỏ gọn

Mô hình bếp trường mầm non gia đình
Mô hình bếp trường mầm non có không gian nhỏ gọn
Bếp trường mầm non nhỏ gọn theo tiêu chuẩn quốc gia

2. Bản thiết kế 3D bếp ăn trường mầm non qua mô lớn

Mô hình bếp trường mầm nom với hơn 300 suất ăn
Mô hình bếp trường mầm non liên cấp tiểu học. Đáp ứng 500 – 800 suất ăn

Phân chia các khu vực chức năng của bếp ăn trường mầm non

Các khu vực chức năng của bếp mầm non được chia thành các khu vực sau:

1. Khu vực vệ sinh

Chức năng: Khu vực làm sạch chủ yếu được sử dụng để làm sạch thực phẩm, trái cây và rau quả, bộ đồ ăn, nồi, … cần thiết hàng ngày.

2. Khu vực sơ chế

Chức năng: Cắt và trộn thực phẩm chủ yếu đã rửa sạch và chuẩn bị trước khi chế biến.

3. Khu vực nấu

Vai trò: Nấu các loại thực phẩm đã sơ chế và các nguyên liệu khác.

4. Khu vực cất giữ dụng cụ nấu

Chức năng: cất giữ gọn gàng và ngăn nắp các dụng cụ và bộ đồ ăn cần thiết trong quá trình nấu nướng, chống bụi và chống côn trùng.

5. Khu vực bảo quản thực phẩm

Chức năng: Lưu trữ thực phẩm sống và chín.

Danh mục thiết bị bếp trường mầm non

Dưới đây là danh sách thiết bị bếp trường mầm non cần phải có.

Danh mục thiết bị bếp trường mầm non cần phải có

Nếu khách hàng có nhu cầu mua các thiết bị bếp công nghiệp mầm non chất lượng. Hãy đến ngay với INDUCOOK.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành cùng với dây chuyền sản xuất hiện đại. Chúng tôi có thể đáp ứng được tất cả mọi yêu cầu khác nhau.

Đặc biệt, các thiết bị bếp trường mầm non của INDUCOOK đều sử dụng chất liệu inox 304 cao cấp. Tạo độ sáng bóng, sang trọng, dễ làm sạch và độ bền cao. Đảm bảo tuổi thọ là hơn 20 năm.

Tư vấn thiết kế hệ thống bếp 1 chiều trường mầm non

Nếu bạn đang muốn tìm kiếm 1 đơn vị thiết kế và xây dựng hệ thống bếp 1 chiều trường mầm non theo tiêu chuẩn quốc gia. INDUCOOK có thể đáp ứng được các yêu cầu mà khách hàng giao phó.

Dưới đây là một số dự án bếp công nghiệp cho trường mầm non tiêu biểu mà INDUCOOK đã thực hiện.

1. Dự án bếp từ công nghiệp cho trường mầm non Việt Mỹ

Hệ thống bếp điện từ công nghiệp cho trường mầm non. Đáp ứng 150 suất ăn

2. Dự án bếp từ công nghiệp cho trường mầm non Kim Bài

Hệ thống bếp từ công nghiệp cho trường mầm non. Đáp ứng 120 – 150 suất ăn

3. Dự án bếp công nghiệp cho trường mầm non ECO

Hệ thống bếp công nghiệp mầm non chất liệu Inox 304

4. Dự án trường mầm non Ngôi sao nhỏ

Hệ thống thiết bị bếp công nghiệp cho trường mầm non cho 50 – 80 suất ăn

5. Dự án trường mầm non quốc tế KinderWorld International Kindergarten

Hệ thống bếp công nghiệp cho trường mầm non quốc tế

Và còn rất nhiều dự án bếp công nghiệp mầm non khác trên toàn quốc.

Nội quy và quy định an toàn bếp ăn trường mầm non

Sau đây là nội quy và quy định an toàn của căng tin trường mầm non do ban biên tập Inducook soạn để các bạn tham khảo, mong rằng có thể giúp ích được cho các bạn.

1. Nhà trẻ thiết lập hệ thống trong đó lãnh đạo nhà trường và tổ trưởng hậu cần chịu trách nhiệm lãnh đạo về vệ sinh an toàn thực phẩm và có cán bộ y tế chuyên trách hoặc kiêm nhiệm làm cán bộ quản ly vệ sinh an toàn thực phẩm. .

2. Bếp ăn trường mầm non chỉ được mở sau khi có giấy phép vệ sinh thực phẩm hợp lệ do Sở Y tế cấp.

3. Bếp ăn mầm non phải đáp ứng được yêu cầu của bộ phận cấp trên đưa ra yêu cầu quản lý nhà bếp hợp ly, hợp vệ sinh.

4. Nhân viên bếp trường mầm non phải được khám sức khỏe định kỳ mỗi năm một lần và có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để làm việc. Bạn nên được tập huấn về kiến thức vệ sinh, xây dựng thói quen vệ sinh tốt, làm tốt công việc vệ sinh cá nhân, rửa tay và khử trùng trước khi làm việc, đội mũ bảo hộ lao động và đeo khẩu trang.

5. Việc mua thực phẩm được thực hiện theo các quy định sau đây:

6. Vệ sinh nước ăn uống được thực hiện theo các quy định sau:

7. Giáo viên chăm sóc sức khỏe cần thực hiện tốt công tác khám bệnh buổi sáng cho nhân viên nhà bếp hàng ngày, khi phát hiện tiêu chảy, viêm da, chảy mủ thì nên dừng hoạt động và về nhà điều trị.

8. Nhân viên nhà bếp nên đặt vấn đề an toàn lên hàng đầu, khóa cửa bếp sau khi tan sở và không được rời khỏi bếp trong giờ làm việc nếu không có trường hợp đặc biệt, đảm bảo có người trong bếp.

TIN TỨC KHÁC

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *